Showing all 6 results


Máy siết bu lông hiện nay là dụng cụ cầm tay không thể thiếu trong ngành cơ khí, xây dựng, lắp ráp ô tô hay thậm chí trong các công việc sửa chữa gia đình. Sản phẩm giúp người dùng siết, vặn bu lông một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và công sức đáng kể so với việc sử dụng các dụng cụ thủ công. Cùng tìm hiểu chi tiết về sản phẩm này ngay sau đây cùng DCK nhé!

1. Máy siết bu lông là gì?

  • Máy siết bu lông là dụng cụ cầm tay chuyên dụng sử dụng mô-men xoắn lớn để siết, vặn, tháo bu lông, đai ốc một cách nhanh chóng, dễ dàng.
  • Máy vặn siết bu lông hoạt động dựa trên nguyên lý búa va đập, tạo ra lực siết mạnh mẽ mà không cần dùng quá nhiều lực tay.
  • Nhờ khả năng hoạt động nhanh, mạnh, chính xác, sản phẩm được ứng dụng rộng rãi trong cơ khí, xây dựng, sửa chữa ô tô, xe máy, lắp đặt giàn giáo và công trình công nghiệp.
may-siet-bu-long-1
Máy siết bu lông là gì?

2. Các loại máy siết vặn bu lông hiện nay

Máy siết bu lông được phân loại dựa trên nguồn cấp năng lượng sẽ bao gồm máy siết bu lông dùng điện và máy siết bu lông dùng pin. Để biết nên chọn máy siết vặn bu lông dùng điện hay pin, hãy theo dõi những điểm khác biệt của hai loại này ngay sau đây nhé!
Tiêu chí Máy siết bu lông dùng pin Máy siết bu lông dùng điện
Nguồn cấp năng lượng Dùng pin Li-ion  Cắm điện trực tiếp
Tính di động Cao, có thể mang đi mọi nơi, không phụ thuộc vào ổ cắm điện Thấp, phải có nguồn điện cố định
Công suất Công suất vừa phải, thích hợp cho các công việc trung bình Công suất mạnh mẽ, phù hợp với công việc cường độ cao
Lực vặn tối đa Thường từ 100N.m - 600N.m, phù hợp lắp ráp cơ bản, sửa chữa xe máy, ô tô Thường từ 300N.m - 1000N.m, phù hợp công việc nặng như lắp ráp kết cấu, cầu đường, sửa chữa công nghiệp
Trọng lượng Nhẹ, dễ thao tác, phù hợp với công việc di động Nặng hơn do có motor công suất lớn
Thời gian hoạt động Máy siết bu lông dùng pin bị giới hạn thời gian hoạt động theo dung lượng pin, cần sạc sau khi dùng Hoạt động liên tục, không giới hạn thời gian
Chi phí đầu tư Giá thành cao hơn do có pin và bộ sạc Giá thành rẻ hơn, không cần thay pin
Chi phí vận hành Cần thay pin sau một thời gian dài sử dụng Máy siết bu lông dùng điện ít tốn chi phí vận hành hơn
Bảo trì & bảo dưỡng Cần kiểm tra và bảo quản pin để tránh chai pin Bảo dưỡng đơn giản, chỉ cần kiểm tra động cơ và dây điện
Ứng dụng phù hợp Sửa chữa xe máy, ô tô, lắp ráp đồ nội thất, công trình di động Nhà máy sản xuất, công trình xây dựng, lắp ráp kết cấu thép, xưởng cơ khí lớn
Nhược điểm Hạn chế thời gian sử dụng do dung lượng pin Cồng kềnh, bị giới hạn phạm vi sử dụng do dây điện
Với bảng so sánh máy siết bu lông dùng pin và dùng điện trên, có thể thấy:
  • Nếu bạn cần một máy siết bu lông linh hoạt, tiện lợi cho công việc sửa chữa, lắp đặt nhỏ lẻ, máy dùng pin là lựa chọn tốt.
  • Nếu bạn làm việc trong xưởng, nhà máy và cần công suất mạnh, máy dùng điện là giải pháp tối ưu!

3. Lợi ích máy vặn, siết bu lông

  • Tiết kiệm thời gian và công sức: Máy giúp siết/vặn/tháo/lắp bu lông nhanh chóng, chính xác hơn nhiều so với cách làm thủ công.
  • Lực siết mạnh mẽ, ổn định: Giúp đảm bảo bu lông được siết chặt với độ chính xác cao, an toàn trong quá trình sử dụng.
  • Giảm thiểu chấn thương tay: Người dùng không cần dùng quá nhiều lực, từ đó giúp hạn chế nguy cơ đau nhức tay khi phải siết bu lông liên tục.
  • Độ bền cao: Các dòng máy siết bu lông chuyên dụng được thiết kế để chịu tải cao, làm việc liên tục mà không bị quá nhiệt.
  • Linh hoạt, dễ sử dụng: Đặc biệt với dòng máy dùng pin, người dùng có thể mang theo và làm việc ở mọi địa hình mà không bị giới hạn bởi dây điện.
may-siet-bu-long-4
Lợi ích của máy vặn siết bu lông dùng pin

4. Ứng dụng của máy vặn bu lông

Máy siết bu lông hiện được sử dụng rộng rãi trong:
  • Sửa chữa ô tô, xe máy: Siết chặt hoặc tháo bu lông bánh xe, động cơ, hệ thống khung gầm.
  • Cơ khí chế tạo: Dùng trong các nhà máy, xưởng cơ khí để lắp ráp máy móc.
  • Xây dựng, giàn giáo: Hỗ trợ siết chặt bu lông kết cấu, tăng độ chắc chắn cho công trình.
  • Trong gia đình: Máy được sử dụng trong các công việc sửa chữa nhà cửa, lắp ráp đồ nội thất,...
may-siet-bu-long-2
Máy vặn bu lông trong sửa chữa

5. Cách lựa chọn máy siết/vặn bu lông phù hợp

Trước khi chọn mua máy siết bu lông, người dùng cần cân nhắc các yếu tố quan trọng sau:

5.1. Xác định nhu cầu sử dụng

Bạn dùng máy cho công việc gì? Nếu cần sự linh hoạt, chọn máy dùng pin; nếu làm việc trong nhà máy, máy dùng điện sẽ phù hợp hơn.

5.2. Lực vặn của máy siết bu lông

Mỗi loại bu lông cần một mức lực siết khác nhau. Ví dụ:
  • Dưới 200N.m: Dùng cho sửa chữa xe máy, gia đình.
  • Từ 200 N.m đến 500N.m: Dùng cho lắp ráp ô tô, cơ khí.
  • Trên 500N.m: Dùng cho công trình, công nghiệp nặng.
may-siet-bu-long-5
Cách chọn máy vặn, siết bu lông phù hợp

5.3. Tốc độ không tải & tốc độ điều chỉnh linh hoạt

Giúp người dùng dễ dàng điều chỉnh tốc độ phù hợp với từng loại công việc.

5.4. Thương hiệu uy tín

Để đảm bảo chất lượng máy siết bu lông và các chế độ hỗ trợ sau bán hàng, bạn nên cân nhắc lựa chọn một thương hiệu uy tín, có nhiều năm hoạt động và được đánh giá cao trong quá trình sử dụng.

6. Lý do nên chọn máy siết bu lông DCK

Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc máy siết bu lông bền bỉ, mạnh mẽ, giá thành hợp lý, thì DCK là thương hiệu không thể bỏ qua. Sản phẩm sở hữu những ưu điểm nổi bật như:
  • Sản xuất với công nghệ hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
  • Máy siết bu lông DCK có hiệu suất mạnh mẽ với lực siết lớn, hoạt động ổn định ngay cả trong điều kiện khắc nghiệt.
  • Thiết kế chắc chắn, chịu tải tốt, độ bền cao, phù hợp với nhu cầu chuyên nghiệp.
  • So với các thương hiệu cao cấp khác, giá thành máy siết bu lông DCK hợp lý mang đến sự lựa chọn tối ưu về giá.
  • Đầy đủ phụ kiện đi kèm giúp tiết kiệm chi phí đầu tư. Chế độ bảo hành lên đến 12 tháng, hệ thống cửa hàng trên Toàn Quốc.
may-siet-bu-long-3
Máy siết bu lông dùng pin DCK đầy đủ phụ kiện

7. Bảng giá máy siết bu lông DCK mới nhất

TÊN SẢN PHẨM THÔNG SỐ KỸ THUẬT GIÁ BÁN
Máy siết bu lông 450W KPB16
  • Điện áp: 220V/50Hz
  • Công suất: 450 W
  • Tốc độ không tải: 1,800 v/p
  • Tốc độ đập: 2,000 l/p
  • Cỡ đầu khẩu: 12.7 mm (1/2"")
  • Lực vặn tối đa: 300 N.m
  • Vặn ốc tiêu chuẩn: M10-M16
  • Trọng lượng: 2.6 kg
1.230.000
Máy siết bu lông 620W KPB22C
  • Điện áp: 220V/50Hz
  • Công suất: 620 W
  • Tốc độ không tải: 1,700 v/p
  • Tốc độ đập: 1,600 l/p
  • Cốt: 19 mm
  • Lực vặn tối đa: 588 N.m
  • Vặn ốc tiêu chuẩn: M16-M22
  • Trọng lượng: 5.0 kg
1.960.000
Máy siết bu lông dùng pin Li-ion 20V KDPB298 (TYPE FK)
  • Điện áp: 20V
  • Tốc độ không tải: 0-2,000 v/p
  • Tốc độ đập: 0-3,000 l/p
  • Cỡ đầu khẩu: 12.7mm (1/2"")
  • Lực vặn tối đa: 210/298 N.m
  • Vặn ốc tiêu chuẩn: M12-M16
  • Trọng lượng: 1.7 kg
3.100.000
Máy siết bu lông dùng pin Li-ion 20V KDPB488
  • Điện áp: 20V
  • Tốc độ không tải: 0-1,800/2,100/2,400 v/p
  • Tốc độ đập: 0-2,600/3,000/3,500 l/p
  • Cỡ đầu khẩu: 12.7mm (1/2"")
  • Lực vặn: 350-488 N.m
  • Vặn ốc tiêu chuẩn: M12-M22
  • Trọng lượng: 2.0 kg
2.600.000
Máy siết bu lông dùng pin Li-ion 20V KDPB698
  • Điện áp: 20V
  • Tốc độ không tải: 0-1: 500/p, mức 2: 2100/p, mức 3: 1900/p, mức 4: 2200/p
  • Tốc độ đập: 1: 1000/p, mức 2: 1700/p, mức 3: 2400/p, mức 4: 2700/p
  • Cỡ đầu khẩu: 1/2"" (12.7mm),
  • Lực vặn:1: 300-400-500-698N.m
  • Vặn ốc tiêu chuẩn: M10-M12
  • Trọng lượng: 2.7 kg
3.800.000
Máy siết bu lông góc dùng pin Li-ion 12V KDPB02-10 (TYPE EK)
  • Điện áp: 12V
  • Tốc độ không tải: 0-500 v/p
  • Loại đầu cặp: Lục giác 9.5mm (3/8"")
  • Lực vặn: 45 N.m
  • Vặn ốc tối đa: M5-M12
  • Trọng lượng: 0.9 kg
2.090.000
Với những thông tin trên, chúc bạn lựa chọn được một chiếc máy siết bu lông chất lượng, ưng ý, có những trải nghiệm hài lòng. Để sở hữu những sản phẩm chính hãng từ DCK, quý khách có thể đặt hàng tại dckvn.com hoặc gọi theo hotline 1900 9410 để được hỗ trợ chi tiết. Hân hạnh đón tiếp!
DMCA.com Protection Status